Hệ thống tiếp địa và điện trở nối đất đóng vai trò hết
sức quan trọng, giới hạn nội dung bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ
hơn về vai trò của hệ thống tiếp địa và điện trở nối đất nhé!
Vai trò của hệ thống tiếp địa
Hệ thống tiếp địa hay còn gọi là hệ thống tiếp đất
có vai trò khá quạn trọng trong vận hành. Cụ thể, khi xảy ra hiện tượng cách điện
của thiết bị điện hay cách điện của sứ bị hỏng thì sẽ xuất hiện dòng điện ngắn
mạch. Lúc này dòng điện rò sẽ chạy qua vỏ thiết bị điện hoặc qua sứ rồi đi theo
dây dẫn xuống các điện cực và chạy tản vào đất.
Thành phần chính của hệ thống tiếp địa gồm có điện cực
và dây tiếp địa. Trong đó các điện cực nối đất gồm có điện cực thẳng đứng hoặc
điện cực nằm ngang chôn ngầm dưới đất. Điện cực thường được làm bằng thép mạ kẽm
còn dây tiếp địa được làm bằng thép tròn mạ hoặc dây đồng mạ nhiều sợi. Một đầu
dây sẽ bắt vào cọc tiếp địa, một đầu bắt vào các bộ phận cần được nối đất như
các thiết bị chống sét, giá đỡ thiết bị điện, vỏ máy biến áp, cực trung tính
máy biến áp…
Hệ thống tiếp địa an toàn có tác dụng đảm bảo độ an
toàn cho cong người khi làm việc ở gần các thiết bị mang điện áp cao, ngăn ngừa
rủi ro tai nạn điện. Hơn nữa nó cũng có vai trò đảm bảo tình trạng làm việc
bình thường của các thiết bị điện. Mặt khác, hệ thống tiếp địa chống sét còn có
nhiệm vụ ngăn ngừa ảnh hưởng của điện áp khí quyển do sét gây ra đánh vào các
trạm hoặc đánh lan truyền qua đường dây vào trạm.
Sơ đồ đo điện trở nổi đất
Vai trò của điện trở nối đất
Điện trở nối đất được xác định bằng điện trở suất (ρ -rô) của đất. Trong đó
ρ phụ thuộc vào thành phần, mật độ,
độ ẩm và nhiệt độ của đất. Hay nói cách khác thì điện trở suất của đất là một
trị số không cố định trong năm mà luôn thay đổi do ảnh hưởng của độ âm, nhiệt
độ của đất.
Điện trở
nối đất của các trang bị nối đất không được lớn hơn các trị số đã quy định
trong quy phạm kỹ thuật điện. Đặc biệt trong các mạng điện có trung điểm trực
tiếp nối đất hoặc nối đất qua điện trở nhỏ ở lưới điên 110kV trở lên khi xảy ra
ngắn mạch các bảo vệ rơ le tương ứng sẽ khởi động cắt điện để loại bỏ sự cố.
Hệ thống
nối đất chống sét và hệ thống nối đất an toàn phải được đặt riêng rẽ nhau để
chống điện áp ngược khi có sét đánh vào chạm. Cụ thể điểm gần nhất của hai hệ
thống này phải đặt cách nhau ít nhất khoảng 6m trở lên.
Hy vọng
qua nội dung bài viết trên bạn đã hiểu hơn được về vai
trò của hệ thống tiếp địa và điện trở nối đất.
No comments:
Post a Comment