Khám phá quy trình sản xuất dây cáp điện

Dây cáp điện là một trong những sản phẩm khá quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Nó giúp truyền tải điện năng đến các thiết bị điện dân dụng, điện công nghiệp góp phần không nhỏ khi mang đến sự tiện ích trong cuộc sống. Trong giới hạn nội dung của bài viết này hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về quy trình sản xuất dây cáp điện nhé!

Quy trình sản xuất dây cáp điện bao gồm tất cả 7 công đoạn: Chuẩn bị nguyên vật liệu, kéo rút, ủ mềm, bện, bọc vỏ cách điện, bọc vỏ bảo vệ, đóng gói và nhập kho thành phẩm.

Chuẩn bị nguyên vật liệu

Các nguyên vật liệu chính để làm nên dây cáp điện đó là lõi đồng hoặc nhôm, nhựa PVC hoặc XLPE, băng quấn bảo vệ bằng thép hoặc nhôm, lớp độn bằng sợi PP, bột chống dính.

Kéo rút

Để có được kích thước và chiều dài của sợi đồng đúng như mong muốn thì cần phải được kéo rút thông qua các hệ thống máy kéo như máy kéo trung, máy kéo tinh. Khi kéo rút dây đồng, hệ thống bơm dầu tuần hoàn sẽ bơm dầu để làm mát khuôn rút, giảm nhiệt sinh ra do ma sát.

Ủ mềm

Công đoạn này sẽ giúp cho nguyên liệu phục hồi được độ mềm dẻo và sáng bóng sau khi được kéo rút. Đây là công đoạn không thể thiếu trước khi chuyển sáng bện và bọc nhựa. Môi trường để ủ mềm là lò ủ chứa Nitơ có nhiệt độ cao. Quá trình này cũng cần hệ thống bơm nước làm mát bảo vệ gioăng cao su của nắp nồi ủ. Nước sẽ được thải xuống đường thoát nước chung.

Bện

Đây là công đoạn tạo ra dây mạch cho quá trình bọc vỏ cách điện hoặc vỏ bảo vệ. Có 3 cách bện cơ bản là: bện đồng mềm, bện đồng cứng và bện vặn xoắn. 
Trong đó, bện đồng mềm hay còn gọi là bện rối được sử dụng chủ yếu trong sản xuất dây phôi của nhóm dây điện mềm và sử dụng máy bện nhiều sợi từ 29 đến 75 sợi. Bện đồng cứng được ứng dụng trong việc sản xuất dây phôi của nhóm sản phẩm cáp điện sử dụng máy bện nhiều sợi từi 7 đến 37 sợi. Còn bện vặn xoắn sử dụng máy bện vặn xoắn 4dobbin. Các lõi cáp được vặn chặt với nhau phù hợp theo tiêu chuẩn kỹ thuật còn sợi PP được dùng để định hình dáng tròn cho lõi cáp.
Khám phá quy trình sản xuất dây cáp điện


Bọc vỏ cách điện

Nối tiếp bện mạch chính là công đoạn bọc vỏ cách điện. Đối với sản phẩm cáp điện lực ruột đồng có kết cấu Cu/XLPE/PVC, điện áp làm việc từ 600 đến 1000V được bọc cách điện bằng PVC hoặc XLPE. Khả năng cách điện của XLPE tốt hơn nên chiều dày của nó mỏng hơn PVC. Đó cũng chính là lý do vì sao mà kích thước cáp và khối lượng cáp đều nhỏ hơn.
Còn đối với sản phẩm dây điện mềm có kết cấu Cu/PVC/PVC, điện áp từ 300 đến 500V thì vỏ cách điện chủ yếu là từ nhựa PVC. Hai lõi pha được bọc hai màu đen trắng để phân biệt.

Bọc vỏ bảo vệ

Bọc vỏ bảo vệ cho dây cáp điện có mục đích bảo vệ toàn bộ phần lõi dây bao gồm cả ruột dẫn và phần cách điện khỏi những tác động bên ngoài làm suy giảm chất lượng và tuổi thọ. Mặt khác vỏ bảo vệ còn là nơi ghi các thông tin về sản phẩm như tên sản phẩm, độ dài, nhà sản xuất...

Đóng gói thập kho thành phẩm

Sau cùng là công đoạn đóng gói và nhập kho thành phẩm. Sản phẩm sẽ được đưa ra thị trường thông qua các nhà phân phối và đại lý.
Hy vọng nội dung bài viết “Khám phá quy trình sản xuất dây cáp điện” phía trên đã mang đến cho quý vị những thông tin bổ ích. 

No comments:

Post a Comment

day dien tran phu